Đạo là một Lẽ Tự Nhiên, khi nó tụ, lúc nó tán, hồi thì thăng, khi lại giáng.
Hễ Tịnh thì qui. Còng Động thì tán. Cho nên tu lâu năm chừng nào thì càng phải Tịnh chừng nấy ( Đàn Long Ẩn 2-1-1938 ).
PHẢI COI ĐẠO LÀ TRỌNG . chớ bê trẽ thời tu thì Ngươn Thần suy kém, Dương Khí chẳng sanh, Thánh Thai chẳng kết. Tinh thần dã dượi, muội mê.
Tu thì Tâm phải chủ Định, một ý tưởng chớ lo ra. Mắt chỉ nhìn chăm một chỗ. Chẳng nên nhớ việc ngoài . Phải siêng tu nhứt l2 khoảng từ 3 giờ khuya, nên để ý giờ ấy tu động mạnh càng quý.( Đ. Chơ Lớn 29-10-1936 )
ẤN CHỨNG
Gió cung Càn lai rai thổi mát,
Ấn chứng rằng con đạt cơ mầu.
Gắng công dồi luyện Minh Châu,
Luyện thành Bửu Pháp đề hầu hộ thân .
( đàn tư gia Viên Minh Đạo Nhơn 15-10-1946 )
YỂU YỂU MINH MINH
Các con công phu mà chẳng có yểu minh thì thời công phu đó con khó biết Đạo. Thầy khuyên con : mỗi giờ công phu phài tầm chỗ Biến Động, kẻo con không trống lòng mà yểu minh.
Xác thịt còn nặng hay nhiều chuyện làm cho mất sự công phu. Mất công phu thì Thầy rất tiếc ! ( Đàn Long Hoa 1953 )
CÔNG PHU PHẢI ĐỀU BỘ VẬN
Giác Minh Kim Tiên dạy :
…. Còn cách luyện Đạo có động , có tịnh, nhứt là Bộ Vận phải cho đều đặn. Bởi ngồi tu, đem hơi vào rồi :
- Bộ Trên : là Hai Tay phải cử động cho ăn rập với hai chân . Bởi Hai Tay động là giúp cho Thanh Khí đem vào xuống tận Đan Điền
- Còn Chân động giúp cho Khí ấy châu lưu khắp trong thân thể mà đuổi Trược Khí ra ngoài.
Nếu tu mà Không Tỉnh táo, Bộ Vận chẳng đều thì Khí Tiên Thiên chẳng châu lưu đặng, thành ra bị dồn về một nơi, phần nhiều tại Trung Điền ( Ngực ).
Khi tu đúng 3 hiệp mà muốn tu tiếp cần phải nghỉ một khắc ( 15 phút ). Trừ phi Đại Công Phu thì mới đặng đi luôn. Khi nào Ngũ tạng nóng thì xuôi tay chân nghỉ một hiệp ( Coi lại trong Thập thủ liên hườn ).
Tu hành phải cho minh mẫn. Bởi tu mà minh mẫn thì thuộc về Dương Thần, tu mau tấn hóa, tụ Khí ngưng Thần. Còn mê man bất tịnh thì thuộc về Âm Khí nặng nề trọng trược. Khá nhớ.
Mỗi thời tu xong phải Tịnh thêm 15 phút. Định Tâm cho yên mới mong Đạo phát. ( kêu là Tịnh chớ ngồi đó cho Thanh Khí đem vào lược lọc đàng hoàng , cũng như nước đợi đến lúc hết xao xuyến mới thấy rõ cặn lóng tức là Trược )
Phép luyện Đơn thì Lưỡng Bộ phải cho điều hòa và luôn luôn hòa hưởn. Vì nếu hấp tấp quá thì Khí khó vận hành, đôi khi lại còn hóa sanh bệnh tật làm người tu mất trớn siêng cần. Tu hòa hưỡn thì mau phát. Tập luyện cho đều Hai Bộ trên Dưới thì sự vận chuyển Khí đặng giao thông. Động mạnh thì tốt nhưng phải cho hòa hưỡn và đằm thắm. Siêng năng thì mau thành công.
Khi hô hấp cần phải kềm chế mà Đem Hơi Vào, bằng không thì chậm phát bởi Thanh Khí không lưu thông đặng, dội ra hết làm sao mà đuổi trược khí ra đặng.
Tu đem vô phải tưởng nó chạy xuống mới thấy kết quả. Lo tu mà còn lo ngoài, quên tưởng mình đang Nhập Định. Nếu tham thiền còn đa sự thế , ( Đạo chẳng thông mà còn hao Tinh Khí Thần ) hơn ngồi ngoài mà tập Tâm đừng nóng, đừng buồn, đừng giận, đừng sợ. Nếu có mấy thứ này Đạo không thông.
Cũng nên nhớ rằng mỗi lúc Dương sanh, Đơn kiết đều có sự biến chuyển hoặc trục trặc trong cơ thể người tu.
NGỒI TU KHÔNG TRÚNG BỘ :
TU không trúng bộ, nhịp có chừng, Hơi chạy chẳng thông, chẳng giáp. Đơn chẳng tụ thời chẳng khác tập thể dục. Lắm kẻ lưng cong hoặc dựa vào ghế, Tinh vận hành chẳng đi thấu lên trên hết đặng, phải bị Âm tồn, không Quy Túc. Như thế làm sao Luyện Tinh hóa Khí, Luyện Khí hòa Thần đặng !
Tại sao Thầy dùng Thiên Nhãn ? là chỉ ý : Nhãn thị Chủ Tâm. Tâm định Nhãn định. Tâm tiếp cái Chơn Thần trở lại, chẳng tán.
ĐỀ HỒ :
Có lắm con Ngộ đạo, ngồi luyện Đạo nhưng không hiểu Đạo là : Một Nước & Một Lửa.
Lửa nhiều nước cạn. Nước nhiều Lửa tắt.
Tâm Phàm không ngăn được , cứ ngồi mà Tâm không Định thì con đem Lửa đốt xác. Tâm định mới có Đề Hồ. có được Đề Hồ mới rưới ngọn Lửa.
ĐƯỜNG TU :
Đạo chừng bước qua 3 năm 8 tháng mới dễ và chắc chắn. Nhưng Ải 3 năm 8 tháng thật khó qua vì thiếu Phước Đức. Vậy các con đến Ải đó mau mau lo thi hành phước đức đặng qua dễ dàng. ( Đàn Cần Đước 17-1-1936 )
Ngồi tu trước đóng cửa rào,
Đơn phòng lặng lẽ Đạo cao nhiệm mầu.
Nghe chừng Sóng Điện từ đầu,
Phăng lần mà hiểu, lâu lâu biết mùi.
Cam Lồ giáng Hỏa dưỡng nuôi,
Nuôi cho cơ thể, lại nuôi Chơn Thần.
Ngồi cho có Phép lường cân,
Tâm xao, biển động, Hỏa lần cháy sang.
Muôn xe nước biển khó tàn,
Cũng không chữa đặng Lửa toàn một phương . ( Long Hoa 22-9-1957 )
PHÉP TU CÓ ĐỘNG TỊNH :
- TU NHỨT BỘ : là Võ Luyện, tẩy trược lưu thanh. Vậy các con Nhứt Bộ Hô Hấp cho điều hòa, Động cho mạnh. Nhưng đừng mau quá mà cũng đừng chậm quá. Mắt đoan chính nhìn Thái Cực Đăng đừng xao.
- CÁC CON TU NHỊ BỘ : nên hiểu rằng mình đã đến Bực Tịnh Nhiều Hơn Động. Mà nếu có động cũng nhẹ nhàng. Tâm Trung phải cho chí Tịnh và chí Định. Nghĩa là phải thật vắng lặng trống không. Chơn Khí mới xông lên, Thầy hiệp Khí – Thần mới đặng. nếu các con còn xao động, thì Khí tản, Thần xao, làm sao hiệp đặng mà Luyện Thần đến chỗ hườn Hư ?!
Các con tu cao niên ( thâm niên ) cần phải Tịnh Định cho thường. Vì tu lâu chừng nào, thể chất càng thanh chừng nấy mà Kim Thân ngày càng sáng rỡ và nhẹ nhàng them lên. Bởi vậy, một xao động nào về thể xác hoặc tinh thần cũng phương hại đến Nhị xác Thân. Vì hễ động thì Thần Trì Khí tán.
( Long Ẩn 30-8-1936 )
PHÁP TU NHỨT VÀ NHỊ BỘ :
…. Việc tu hành của các con cũng vậy. Từ khi con mới thọ Đạo thì Tu Tứ Thời và Sửa Tánh trau Tâm.
Lâu lần qua Nhị Bộ : thì lúc này là đơm bông trổ trái. Các con cần tu nhiều hơn.
- VÕ LUYỆN MỘT GIỜ THÌ VĂN PHANH MỘT GIỜ .
- LÂU RỒI THÌ MỘT GIỜ VÕ LUYỆN , HAI GIỜ VĂN PHANH.
- LẦN LẦN ĐẾN BA GIỜ VĂN PHANH
( Tổ Đình 9-1-1967 )
Tinh hóa Khí là Đạo. nếu nguyên chất xuất ngoại là Phàm. Nếu Tinh chẳng hóa Khí là Phàm ( Phú Lâm 22-5-1928 )
CÁC CON TU ĐẾN TAM NIÊN NHỊ BỘ :
Phải giữ cho đúng Tứ thời thì Thần Thai mới thoát hóa đặng…. Các con tu hành còn chác thói muội mê , sanh lòng lười biếng. Đạo đắc thành cùng thất bại thì do nơi lý tưởng của các con ở chỗ thanh cao hay đê tiện. ( Chợ Lớn 28 -12 -1936 ).
Ý ĐẠI ĐỊNH THÌ THẦN SẼ HƯỜN HƯ .
Đó là lúc Thân Tâm đã được yên tịnh, ly được duyên trần.
Biết gìn giữ cái Ý cho đằm thắm cân phân, không chịu bận bịu rộn ràng, không để chút lao tâm nào thì Khí càng tích tụ mà hóa Thần. Thần hoàn toàn vô vi, vô hình ( nói cưởng lời : Thần là phần tinh túy bậc nhất nơi thân lành mạnh. Thần rất quang minh, toàn thành, toàn bích. Tuyệt minh linh diệu ứng, Thường Thường thoát ra ngoài bằng ngỏ Đôi Mắt. ( TÂM LAY ĐỘNG GỌI LÀ TÂM ÂM ).
Chẳng nhọc thân thì Tinh hóa Khí,
Không lao Tâm thì Khí hóa Thần.
Ý định, ý được ổn an,
Thì Thần ngưng tụ dần dần hườn Hư.
Bế căn, Ý từ từ định,
Ý đại định, Tâm tịnh Thân an.
Con thơ ngộ Pháp Thầy ban,
Điều Thân, điều Khí , điều Thần chỉnh chưa .
( đàn Minh Khai hải ngoại 18-1-2009 )
Có một phần các con, thấy mình tu đạ được cao niên, tưởng rằng con đường Đạo của mình đã yên, đã vững, nên sanh dạ dễ duôi, bơ thờ , không lo khép kềm Tâm Ý, hay dễ dãi với chính mình, xem thường Luật Đạo, tự ý vi phạm chẳng kiêng dè.
Các con nên biết rằng: theo Phép Đạo, hễ c2ng tu cao niên chừng nào thì càng nghiêm nhặt, kín cẩn, dặt dè chừng nấy. Thích thanh tịnh, không ưa động.Hằng để tâm Ý lặng yên, không hề nghĩ đến việc gì dù là việc lành. Vì hễ còn nghĩ là còng động… hễ còn hơi thở là còn phải giữ mình khít khao, cẩn thận. Đừng để một sơ hở nào mà ngoại cảnh xâm nhập vào hoặc Nội Tâm dấy động. Hễ có một xao động nào thì Khí phải tán, Thần phải hao. Thánh Thai bị ảnh hưởng. ( Long ẩn 12-11-1966 ).
NGỦ NGỒI
Không phải thành Tiên tại ngồi hay là liễu đắc. Đứa nào tưởng ngồi là đắc Đạonghĩa là dốt. Thầy nói con hiểu : Pháp Luật Tu Tiên ngồi tịnh dưỡng. Ngồi tu Đạo xung lên Nê Hườn Cung. Đến ngày liễu Đạo cũng ngồi đặng cho Chơn Thần thông ra cửa cung cho dễ. … Nếu con nào chẳng diệt trừ Thất tình Lục dục đặng thì cũng như đứa ấy cãi Thầy ra chốn giặc mà phải mạng vong đặng đứng tên trong Phong Thần Bảng vậy. ( đàn Cần Đước 1-6-1936 )