Tinh thần Dân Tộc và Đạo Pháp

Cơ Quan Liên Lạc Cao Đài Hải Ngoại
PO Box 3314
South Brisbane QLD 4101
Australia


Kính thưa quý Huynh, Tỉ, Đệ, Muội,

Chỉ trong vòng 10 ngày, Thế Giới loài người đã trải qua 2 thảm nạn:

* Ngày 3 tháng 5 năm 2008: cơn bão Nargis ở Miến Điện đã cuốn mất hơn 100 ngàn sinh mạng con người & hàng triệu người lâm cảnh màn trời chiếu đất (báo Việt Luận 09-05-2008)

* Ngày 12 tháng 5 năm 2008, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cơn địa chấn 8 độ Richter đã gây thiệt mạng 50 ngàn người và gần 2000 cơn dư chấn lan rộng hàng ngàn km làm chấn động Bắc Kinh, Hà Nội & Bangkok (Việt Luận ngày 16.05.2008). Đến ngày 30.05.2008, Tuần báo SS loan tin hậu địa chấn phá hủy thêm 0.5 triệu căn nhà. Con số thống kê của Trung Quốc cho biết, chết do động đất là 67 ngàn người và còn 20 ngàn người mất tích, 300 ngàn ngôi nhà sập.

Chưa kể đến chiến nạn thảm khốc ở Trung Đông và các nước tại Đông Âu từ nhiều năm nay, quả thật thế giới đang trải qua một thời kỳ u buồn đen tối. Thế giới đang nỗ lực cứu giúp nhưng vẫn chưa khắc phục được nỗi đau thương và thống khổ của các nạn nhân và gia đình họ.

Nỗi thống khổ của nhân loại đã thấu động lòng Trời. Thần, Tiên, Thánh, Phật đã giảng điển thở than và chỉ dạy con người một lề lối suy nghĩ mới, hướng dẫn cuộc sống hầu có thể giảm bớt hoặc tránh được những thảm nạn tương tự sẽ xảy đến cho nhân loại.

Xin quý Huynh, Tỷ, Đệ, Muội chiêm nghiệm bài giảng điển của Ơn Trên do Anh Lởn Thông Huyền Quang chấp bút tại Thiên Lý Đạo Tràng lúc 2h 7phút sáng ngày 27.05.2008 như sau đây.

Chúng tôi xin mạn phép tạm đặt một tiểu tựa để tóm gọn nội dung bài thánh giáo như sau:


Tinh thần Dân Tộc và Đạo Pháp
(theo kiểu Tôn giáo thời mạt Pháp)
có liên hệ thế nào đến các thiên tai & chiến họa.

Tiếp điển:

Ta, Phù Sứ lai đáo báo tin có Đức Đại Từ Mẫu giá lâm. Hiền đệ thành tâm tiếp lệnh. Ta xuất ngoại hộ đàn. Thăng

Mẹ linh hồn các con. Mẹ miễn lễ con an tọa nghe Mẹ dạy.
Con ôi! Đã lắm lần Mẹ dạy bảo, nhủ khuyên mà nhơn sanh nào nghe lời Mẹ dạy. Đến nông nỗi này thì Mẹ cũng không biết tính sao!

Con ôi! Thiên tai cũng tại lòng người mà chiến họa cũng tại lòng người. Nhiều toan tính cho nên người không dung hợp được với nhau, cho nên tranh chấp, mà tranh chấp giải quyết bằng lời nói không xong thì phải bằng vũ lực. Mà vũ lực là chết chóc, là tang thương, là chiến họa.

Còn Thiên tai, Mẹ nói cũng tại lòng người, vì sao?... Khi tâm con người phát lên những tư tưởng xấu, nó tụ tập lại thành một khối điển lớn trên không trung và khối tư tưởng u ám đó nó vận chuyển không gian, làm chấn động vật chất dưới đất. Và như vậy thì thiên tai xảy đến cho con người.

Quả địa cầu này còn nhiều biến chuyển nữa để quân bình các yếu tố vận chuyển, cho nên sẽ có động đất và bão tố, sóng thần xảy ra, tùy theo khu vực. Thời cuối tận này tư tưởng con người quá ác, quá u uẩn cho nên cường độ tác hại ghê gớm lắm. Thần Tiên cũng chau mày đổ lệ vì tai ách ở trần gian.

Quần Tiên đã hội họp tìm phương cứu giúp, nhưng thiên hạ chẳng ai hợp tác. Mải mê vật chất, kim tiền thôi, rồi còn chém giết gây thêm niềm oán hận thì làm sao Thần Tiên cứu giúp đây?

Buồn lắm con ơi! Tâm sự Thần Tiên, trần gian đâu hiểu thấu! Trần gian khổ, Thần Tiên cũng đau lòng, nỗi đau của bậc anh chị, cha mẹ thấy em, con mình đớn đau nguy khốn mà đành phải bó tay. Đâu có ai dám cãi Luật Thiên Đình và sự công bình của vũ trụ. Đó là luật cho cả Càn Khôn Vũ Trụ do Tạo hóa vận hành. Thần, Tiên, Thánh, Phật cũng dưới sự ảnh hưởng của Thiên luật đó. Đó là Đạo, từ đó mà ra xuyên sơn vật chất và con người.

Con người cũng sống theo đó mà trở nên Thần, nên Thánh, nên Phật. Tất cả đều do cơ thể Mẹ mà ra, đó là nguyên khí có sẵn trong Trời Đất, trước khi tạo lập càn khôn vũ trụ, cho nên thiên hạ gọi rằng Kim Mẫu, chất khí Mẹ của muôn loài. Dưới sự vận hành của Ngôi Thái Cực – nguồn năng lực cũng từ cơ thể Mẹ mà chiết ra, cô đọng lại thành Ánh sáng, thành một khối Đại Linh Quang Toàn Năng Toàn Giác. Ánh sáng là năng lực, là bản thể của Thầy, là Cha chung của nhân loại và tất cả các loài. Từ cái quyền năng tuyệt hảo đó, dưới sự vận hành của Thiên luật, là Đạo, mà vật chất đã thành hình ở các cõi.

Vật chất ở cõi hữu hình này cũng là một tầng lớp vật chất, cấu kết bởi năng lực toàn năng và Thiên Luật đó. Càn khôn vũ trụ từ đó mà ra, không có gì ngoài nguyên lý đó.

Nay quả địa cầu này đã đến thời kỳ sắp kết thúc một chu kỳ, cho nên Thầy, Đức Chí Tôn đến đây, mở Đạo để đem con cái Ngài về một cõi vững vàng hơn, để lo tu luyện mà trở về hội hiệp với bàn thể của Thầy. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng vì lẽ đó mà đến trần gian đầy uế trược đau thương này.

Con người mỗi lần muốn tạo được một thể xác cũng mất mấy trăm năm tùy theo dục vọng kết thành lúc còn tại thế. Cho nên đời sống con người rất quí mà con người không biết dụng đó mà tu luyện để rút ngắn con đường trở về của mình mà vì vật chất, cứ gây vướng mắc, trở ngại cho mình vì những nghiệp quả do chính mình tạo ra. Để rồi khi nhắm mắt, khi thân xác không còn sử dụng được nữa thì ngậm ngùi thương tiếc cho thời gian còn tại thế. Nhưng khi có được một thể xác rồi thì cũng theo thói quen và vì nghiệp lực lại chìm sâu vào đấu tranh giành giựt, đến độ phải chém giết lẫn nhau.

Những quan niệm Dân tộc, Đất nước đều do sự cấu kết của một nhóm người sống cho tham vọng mà ra. Cái lý tưởng đó cũng giúp cho loài người tiến bộ nếu nó tuân thủ theo luật công bằng và tình thương mà Thượng đế đã dành cho con người. Nhưng khổ nỗi vì tham vọng quá lớn, nên con người bất chấp luật công bình và tình thương, cứ ra tay vơ vét của cải vật chất để cung ứng cho nhu cầu “bệnh hoạn” của mình. Đã hưởng được thoải mái thì muốn bám để giữ lâu và truyền lại cho người mình thương thích. Từ đó, một nhóm, một triều đại thành hình và tinh thần dân tộc từ đó phát sinh. Đất nước là nơi chỗ đám người đó sinh sống và các nhóm vì giữ quyền lợi nên mới phân ranh quả địa cầu này thành nhiều mảnh; mỗi nhóm quản lý và cai trị nhóm người gần gũi mình bằng những luật lệ riêng thường khi không đúng luật công bình và quên đi tình thương từ thữ mà Đức Thượng Đế đã ban bố đồng đều cho mỗi chơn linh.

Từ chỗ muốn dành phần cho mình nhiều mà đàn áp, giành giựt của kẻ yếu kém hơn mình, cho nên gây đau thương oán hận. Ngay thú cầm là những chơn linh chưa được tiến hóa nhiều, chung đụng với loài người cũng bị loài người cướp đi sinh mạng để dụng nhục thể mà cung ứng cho sự thích khẩu và nhu cầu thực phẩm của mình, tạo ra sự uất ức từ đời này sang đời khác. Lần lần, sự uất ức cấu kết nhau tạo thành một khối điện lực tác hại trở lại trần gian trên những người, những con cháu của những người đã gây sự việc trong nhiều tiền kiếp.

Thế là thiên tai đến cho con người. Nói là thiên tai chứ con người đã tự gây hại cho mình từ lâu mà không biết, cứ đỗ lỗi cho Trời hại. Trời, Đất chở che cho con người, nuôi sống con người chứ đâu có bao giờ bức hại con người. Do sự vô minh mà không hiểu các định luật của Vũ Trụ, con người chỉ sống theo ý thích của mình thôi mà gây nên nhiều ác nghiệp.

Đức Chí Tôn muốn cho con người sống và hiểu luật Vũ Trụ nên từng thời, từng lúc phái các Sứ Giả, Chơn Linh đến trần gian, tùy phong hoá của từng nơi mà dạy dỗ, mà tạo thành những lề lối sống, hạp với thiên nhiên. Do đó mà những hình thức sống được ấn định chặt chẽ về tâm linh.

Đó là nguyên nhân các tôn giáo ra đời. Rồi tôn giáo cũng bị ảnh hưởng vật chất lôi cuốn, lần lần mất phẩm chất,qui phàm do đó mà thất truyền, không còn giúp con người về nơi cao thượng được nữa. Tôn giáo cũng gây nghiệp xấu như quan niệm dân tộc, đất nước vậy. Cũng có tham vọng, cũng có quyền lợi, muốn giữ gìn thành ra tranh chấp. Rốt lại quả điạ cầu lâm vào hỗn loạn và nhiều phen như thế. Các vị Sứ Giả của Đấng Chí Tôn đến quả địa cầu rồi đi, để lại một thời kỳ an bình thịnh trị. Thời kỳ này lần lần cũng bị vật chất lôi cuốn, phải suy vong. 

Thượng đế lại sai Sứ Giả khác đến địa cầu chấn chỉnh lại, rồi một tôn giáo mới lại ra đời, cứ thế mà phân chia ra thành nhiều nhánh nhóc phát khởi từ một cội chung, nhưng cũng vì tham vọng, cũng lại giành giựt chẳng thua đời. Lần cuối cùng này, Đức Chí Tôn chính mình Ngài đến quả địa cầu mở đạo, dạy nhơn loại một quan niệm về cuộc sống mới dựa trên Tình thương của Ngài và căn cứ theo luật của vũ trụ.

Đó là việc mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đang làm trên chánh lý rất sáng ngời. Những ai thức tâm, thức tỉnh nương theo đó để tu cho mình và gây dựng cơ đạo cho Đức Chí Tôn nơi trần thế thì từ quá khứ đến vị lai sẽ không có công đức nào bằng. Nhứt là những con người được phước, hiện diện nơi quả địa cầu này nhằm lúc Đức Chí Tôn mở đạo, mà không hiểu cơ hội ngàn muôn năm này thì nghĩ cũng uổng cho một đời sống, sẽ không khi nào có trở lại một lần nữa ở thế gian.

Thôi hôm nay Mẹ biện luận với con đôi điều về Dân Tộc, Đất Nước và Đạo Pháp (tôn giáo) để con có dịp suy ngẫm mà chỉnh cuộc đời mình về nguyên lý chung của Vũ Trụ, của Nhơn Sinh để tâm tư đừng vướng mắc nơi chỗ nhỏ hẹp của tinh thần Dân Tộc và Đạo Pháp theo kiểu Tôn Giáo lúc mạt pháp này.

Mẹ miễn lễ cho con. Ráng suy nghiệm lời Mẹ dạy mà sống theo lẽ Đạo, Đại Đạo, để tâm linh sớm bừng tỉnh, rút ngắn con đường về nguồn cội nơi Đức Chí Tôn Thượng Đế, Ngôi Thái Cực của muôn đời.

Mẹ linh hồn các con, Mẹ lui hồi Diêu Điện. Thăng

Lúc 03 giờ 27 phút sáng
Ngày 27-05-2008

*Ghi chú: Kính xin quý Huynh, Tỷ, Đệ, Muội tiếp tay phổ biến Thánh giáo này bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đa tạ.
Share:

Rèn tâm vô niệm - TTV Huệ-Ý

NHẬT KÝ MÙA TU THU PHÂN MẬU TÝ (2008)


Mùa tu Thu Phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẩn về “Rèn tâm vô niệm”.

Ngày 19.9.2008.
Vô niệm là tắt đài, sự nghỉ ngơi toàn diệncủa bộ não, của thân tâm.

Bộ não của chúng ta không chỉ có một mà cùng lúc phát nhiều tầng số vô tuyến. Dù lúc ngũ, đối với một số người, bộ nãovẫn có thể còn hoạt động : nhìn, nghe, hành động trong giấc mơ. Nên thức dậy mà mệt mõi, bần thần, rũ rượi vì có lúc còn cải lộn, đánh lộn trong giấc mơ.
Xã cân là vô niệm, là cho bộ não nghĩ ngơi toàn diện nên thân tâm được thanh tịnh, không có một tư tưởng nào được dấy lên, đó là việc làm đầu tiên của hành giả trước khi bước vào công phu.

Ngày 20.9.2008
Vô niệm tức là tâm vô, tức là luyện kỹ.

Niệm chữ Nho chiết tự bao gồm = Kim + Tâm = tâm bây giờ và ở đây. Một chú tiểu, sau thời gian toạ thiền, tự mãn đã cấp cao nên đi tìm vị cao tăng để đối ứng. Cao tăng ở cao sơn, chú quyết tâm lên núi. Đến cửa đèo, chú đói bụng bèn vào quán nước bên đường tìm cơm bánh.
- Bà có chi cho tôi điểm tâm không?
Bà hàng nước trả lời :
- Đức Phật dạy : quá khứ tâm không có, hiện tại tâm không có, vị lai tâm không có, vậy sư chú muốn điểm tâm nào? Sư chú ngần ngừ không có câu trả lời, mộng đăng sơn gặp cao tăng tắt nguội. Chú rời quán, mang bụng đói, quay về đường cũ để tiếp tục tu học với một cái tâm khiêm hạ “cao nhơn tất hữu cao nhơn trị”.

Ngày 21.9.2008
Vô niệm là luyện kỷ.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy “kỷ là tâm trung chi niệm”, vậy luyện kỷ là luyện cho đặng tâm vô niệm.
Đức Chí Tôn dạy “luyện kỷ là lập cái tâm cho dứt sự thương yêu, tríu mến thê thiếp, tử tôn, cùng ham muốn mọi sự ở thế gian”. [Đại Thừa Chơn Giáo, tr.48]. Được vậy hành giả mới “xã phú cầu bần, xã thân cầu Đạo”. Thái Thượng Đạo Tổ dạy
“Tâm vô niệm cư trần bất nhiễm,
Đạo tự nhiên đốn tiệm do mình,
Vô vi đạt đến công trình,
Hữu vô cũng một lý tình hòa quang.”
Đức Chí Tôn dạy tiếp “hườn hư là yên tịnh thân tâm… Hể hườn hư là tự nhiên đạo chuyễn.” Ơn trên dạy “Luyện kỷ tối nan, hườn đơn thậm dị”. Luyện kỷ xong bấy giờ hành giả được “cùng Đạo ứng thông”, không sống cái sống của riêng mình, không làm cái làm của riêng mình mà sống và làm theo Thánh ý.

Ngày 22.9.2008
Niệm là bịnh; vô niệm tức là thuốc.
Dưỡng Chơn Tập dạy “niệm là bịnh”, đây là tâm bịnh. Đức Tam Tổ Tăng Xán dạy trong “Tín tâm minh”:
“Bằng phải trái đua tranh chẳng bỏ,
Ấy bệnh tâm nê cố hãy còn.
Nếu không rành huyền chỉ chí ngôn,
Dầu niệm tịnh cũng không mấy ích”…
Niệm : từ vọng niệm, tạp niệm cho đến chánh niệm đều là bịnh. Thuốc lại thật đơn giản “vô niệm là thuốc”. Có niệm vì còn công, kỷ, danh. Buông bỏ công, kỷ, danh để trở nên :
- Vô công vì làm mà không nghĩ đến kết quả.
- Vô kỷ vì vong kỷ vị tha.
- Vô danh vì không bị danh, lợi, quyền chi phối. Đã vô công, vô kỷ, vô danh thì tự nhiên vô niệm. Đức Bát Nhã Thiền Sư dạy :
“Vượt qua tất cả vượt qua,
Tâm còn buông bỏ nửa là hư danh.”
Đức Đông Phương Lão Tổ đã trị bịnh cho chư vị tịnh viên như sau “Về phần chư đệ nhập tịnh hãy nhập tịnh như cũ và nên tắm nắng bình minh mỗi ngày. Riêng Định Pháp tịnh định huờn hư. Đồng Tử Thanh Căn tịnh định vô niệm, để bình phục sinh lực mà hành sự.”


Ngày 23.9.2008
Hết bịnh ngừng thuốc.

Đức Lục Tổ Huệ Năng dạy :
“Vô niệm, niệm tức chánh,
Hữu niệm, niệm thành tà.”
Vô niệm đây là vị thuốc, bịnh nhân hết bịnh rồi tiếp tục uống thuốc thì lại bịnh, nên hết bịnh rồi phải ngưng thuốc, cho nên Đức Lục Tổ phải thêm hai câu nửa:
“Hữu vô đều chẳng quản,
Cởi mãi bạch ngưu xa”.
Đức Bát Nhã Thiền Sư cũng sợ chúng ta vướng mắc vào hai chữ hữu - vô nên Ngài dạy :
“Chấp không, chấp có thiên tà,
Lìa không bỏ có cũng là bàng môn”.

Ngày 24.9.2008
Học đạo vô vi để vô niệm.

Có lúc chúng ta ngồi xếp chân mà chưa học phép vô vi, nên Ơn Trên dạy :
“Nếu bằng chẳng học phép vô vi,
Ngồi mõi lưng mà chẳng ích chi;
Cũng vẫn luân hồi trong sáu nẻo,
So cùng phàm tục có khác gì!”
Đức Bát Nhã Thiền Sư dạy :
“Đạo vô vi luôn luôn còn mãi,
Đời vô thường bởi tại hình danh;
Vô cầu chứng quả vô sanh,
Lòng mà vô niệm chứng thành như chơi”.
Muốn được tâm vô niệm, chúng ta phải siêng hành pháp. Đức Trần Hưng Đạo dạy “Có những thì giờ cố gắng để lòng vô niệm mà niệm cứ sanh, hãy mượn tâm pháp làm vật trấn an cho phiền não đừng dấy.”
Ngày 25.9.2008
Vô niệm để nhận được lời Ơn Trên dạy mà học, tu.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đạo hư vô, Sư hư vô, Chúng phải luyện kỷ tu công, hành pháp đạt tâm vô niệm để lóng nghe được lời Ơn Trên dạy. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy “Trong tình thế nầy, cơ hội nầy, hiền đệ phải cố gắng bình tĩnh tâm trí, đừng để cho một niệm nảy sanh, dầu là niệm lành. Nếu đã bình tĩnh đại định được, tức là vô niệm. Vô niệm mới trực giác được Thiêng Liêng trong những thời công phu.”
*********

Huệ Ý
Share:

Tập viết trong hàng đôi - TTV Huệ-Ý

NHẬT KÝ MÙA TU ĐÔNG CHÍ NĂM MẬU TÝ (2008)


"Tập viết trong hàng đôi" là chủ đề tu học của tịnh viên trong mùa tu Đông Chí năm Mậu Tý (2008).

Ngày 19.12.2008 : "trì thủ sơ tâm là tập viết
trong hàng đôi".

Sơ tâm là cái tâm ban đầu của người tu, cái tâm mong cầu đạo pháp với tỉ lệ 100%, tức tòan tâm, tòan ý. Gìn sơ tâm đi suốt đời tu học, là giữ được lòng thỉ chung với chính mình để tự giác, giác tha.Trong cửa Đạo, các bậc niên trưởng luôn cảnh giác đàn em với câu thiệu:

"Nhất niên Phật hiện tiền,
Nhị niên Phật tây hiên,
Tam niên bất kíên Phật"
Nghĩa là :
Tu năm đầu tiên thì sốt sắng lắm vì như thấy
Đức Phật trước mặt.
Sang năm thứ hai thì Đức Phật ở ngòai hiên rồi. Thực sự Đức Phật vẫn trong chánhđiện, còn người tu có thể
đã chạy ra ngòai hiên để trốn cúng rồi.
Đến năm thứ ba hết thấy Phật vì người tu có thể
không còn ở chùa nữa vì chạy về nhà rồi.

Đó là hậu quả của không gìn giữ sơ tâm, bỏ việc viết hàng đôi trong khi chưa thực chứng.

Ngày 20.12.2008 : "tập viết trong hàng đôi giúp chúng ta tuân giữ qui giới trong tịnh trường".

Người không đi thẳng đến mục đích tối thượng mà quẹo qua các ngã rẻ bên đường là không giữ được nhứt tâm vì bị điên đảo. Đức Chí Tôn dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo :

“Điên đảo lòng con nổi Đạo đời,
Đời còn rộn rực luyến mê chơi;
Đạo thì cũng muốn tu thành Phật,
Theo đạo thì con lại tiếc đời.”

Cặp hàng đôi phóng lớn ra thành hàng rào. Hàng rào hay hành lang dùng để bảo vệ người tu. Giới luật có bốn công năng :

1. Tiếng còi của người hướng đạo để dẩn đường cho tín đồ bước theo.

2. Hàng rào để che chở tín đồ trước những đối tượng không tốt.

3. Cây gậy để buộc phải vào hàng, đối với quí vị muốn phá rào, tung ra ngòai.

4. Dây an tòan đối với quí vị đã tự giác, tự vệ.

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy : “vào khóa tịnh phải theo kỷ luật của tịnh trường, nào là kiêng nể tịnh chủ, ngán giám thị … Nhờ sự kiêng nể, ngán sợ kỷ luật đã làm khuôn khép lần tịnh viên cho quen nếp sống”.
Chức năng thứ hai của giới luật (là hàng rào, là hành lang) trùng với lời dạy này của Đức Lão Tổ.

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tiếp : “một khi đã thuần chơn rồi, đâu còn cần đến các Ban cai quản hay giám thị tịnh trường, đâu cần chi tịnh trường, đâu cần chi khóa này khóa khác.. “
Đây là chức năng thứ tư của giới luật (dây an tòan) trùng với lời dạy ứng với các tịnh viên đã thuần thành.

Ngày 21.12.2008 : "đọan đầu của hàng đôi :
ghi tên nhập tịnh, thượng sớ, sám hối”
cho đúng chuẩn mực”.

Mỗi khóa tu được mở đầu bằng thủ tục ghi danh, nghe giáo pháp, lễ nhập tịnh (sớ trình + sám hối).

Đăng ký để ghi tên vào Sớ Nhập Tịnh.

Ở cõi vô hình, mỗi tịnh viên có một học bạ ghi lại tiến trình tu học của mình cùng điểm số (tịnh thượng huyền mỗi tháng, tịnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông … ). Nơi thánh thất Tân Định đã được Ơn Trên hé lộ ở một mùa tu.

Hiền huynh tịnh viên N.V.S … sau khóa tu kể lại : Đêm nhập tịnh huynh có một giấc mơ. Huynh thấy mình đứng trước một thánh đền, có một cái bàn trên có những quyển sổ, mỗi quyển ghi tên một người. Huynh lén nhìn thì hồi hộp vì không quyển nào có tên mình. Một lát sau, từ trong một vị đại phục tòan trắng, trên khăn đóng có thêu Thiên nhãn bước ra, đứng với dáng vẻ chờ ai đến. Huynh rụt rè hỏi “Thưa Ngài, tôi có tham dự khóa tu, sao không sổ nào ghi tên?”

Vị bạch y mĩm cười đáp “hiền đệ an tâm, sổ của hiền đệ đã đem vào trong trình Tôn Sư, còn đây là sổ của chư hiền lần này không nhập tịnh đó”. Huynh giật mình tỉnh dậy thì nghe tiếng chuông báo thức.

Quí vị tịnh viên nên đến trước giờ nghe giáo pháp để đăng ký, giúp cho bộ phận nghi lễ bình tỉnh ghi tên vào sớ cho cẩn thận, nhất là tránh tình trạng xin ghi tên mà lúc đọc sớ không có mặt.

Sám hối trước giờ giao tiết.

Việc thứ hai cho đúng chủân mực là hiện diện trong lễ nhập tịnh để hành sám hối. Sám hối là “nguyện lỗi cũ không tái phạm, và tội mới không gây thêm”

“Ai không lầm lạc, nhìn lỗi tội tiêu” (Sám hối văn).
Hãy hứơng về Đức Tôn Sư, Ngài trông chờ chúng ta bước từng bước một cho chắc, cho vững, cho thẳng.

Ngày 22.12.2008 : "tập hàng đôi không kỷ
nên bị hôn trầm”.

Không biết chư huynh đệ có lưu tâm điều gì xảy ra trong khóa tịnh chăng? Hồi mới thọ pháp, đạo đệ thấy sức khỏe mình đâu đến nổi nào mà thường vào bửu điện tịnh là ngũ gục (hôn trầm); tức là ngũ nhiều. Cộng thêm trong khóa tu lại ăn nhiều (không lao động chân tay mà lại ăn nhiều). Ăn nhiều là một trong những nguyên nhân ngũ nhiều.

Vào những năm 197.. của thế kỷ trước, thường sau 3 ngày của đợt tịnh, đêm cuối cùng các Đấng đến kiểm điểm và ban ân.
Đến chiều ngày thứ hai, đạo đệ lo quá vì 2 ngày rồi ngũ nhiều, nếu ngày thứ ba tiếp tụ ngũ thì cả khóa chỉ đi ngũ chớ không đi tịnh. Rồi biết bạch thế nào khi Ơn Trên kiểm tu đúng mình.

Đạo đệ đến trình với Đạo Trưởng tịnh chủ Bạch Lương Ngọc. Sau khi nghe thú tội ngũ gục, Đạo trưởng từ tốn dạy “vậy là hồi sơ thiền cửu cửu, cửu 3-4, đạo đệ nhìn Thiên Nhãn không đủ thời, không đủ giờ nên chưa điều thân, điều tâm được. Khi sang điều tức, thần không dẩn khí được nên hôn trầm. Vậy khi hôn trầm, hiền đệ phải mở mắt to nhìn Thiên Nhãn, ôn lại cửu 3-4 cho nhuần thì hôn trầm sẽ giảm, rồi hết.

Nay Đạo trưởng Bạch Lương Ngọc đã chứng đắc “ĐỨC VĨNH LẠC CHƠN TIÊN” nơi cõi thiêng liêng hằng sống, lời dạy này vẫn mới mẻ, hữu ích cho chính đạo đệ và chư hụynh đệ còn hôn trầm.

Ngày 23.12.2008 : "tịnh tại gia tức bỏ hàng đôi,
không hòa nhập với tập thể”.

Có huynh đệ nào đó nói “nhứt tu thị, nhị tu gia, ba tu chùa”. Đạo đệ xin Ơn Trên cho tu hạng thứ ba cho dễ vì nhờ môi trường, nhờ cộng đòan mà tương trợ tích cực lẩn nhau. Chúng ta không những ở bước đầu tiên mà luôn luôn phải tuân thủ giới qui như lời Đức Mẹ dạy thì mới mong đi tới nơi về tới chốn :

“Thân tâm phủ muôn trùng cát bụi,
Tham sân si dường núi Tu Di;
Trau thân cậy có giới qui,
Luyện tâm suất tánh nhờ y pháp quyền.”

Vào tịnh đường, tịnh tập thể, chúng ta được nhiều điều tốt đẹp :

1. Địa linh, tu tiến (đất lành, người tu mau tiến bộ)

Mỗi thánh sở, tịnh đường là một trung tâm thần lực đã được Ơn Trên chấp thuận khi cho phép thành lập; cộng thêm vào các bí pháp khi trấn thần, an vị; rồi bao nhiêu lần được Ơn Trên lâm đàn ban ân giáo đạo; nơi đó nhiều Đấng Tiền Bối, Tiền Nhiệm đã chứng đạo, thành đạo, hiếm có nếu không nói là không có tư gia nào hội đủ phước báu như thế.

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy “Công phu thiền định, tịnh tu ở chùa chiền, tịnh thất, đạo tràng … có một công năng rất linh diệu. Kẻ phàm phu đến đó hấp khí thiên, đánh hư ý tà, được khỏe, vui vẻ, cảm khái mà giác ngộ”.

Ngày thứ ba, năm, bảy trước giờ xem mạch của Phòng Khám Bệnh Phước Thiện Cơ Quan, nhiều bệnh nhân đến trước mấy tiếng đồng hồ, ngồi tựa vách và ngủ thật bình an. Các người anh em chúng ta đã về đến nhà Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu rồi, anh em đã bỏ muộn phiền, truân chuyên ngồi cửa và vô tư ngũ trong vòng tay êm ấm của Thầy, Mẹ. Chúng ta trân trọng giấc ngủ an lành ấy.

2. Ảnh hưởng của sự gần gủi.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, gần sen thì thơm. Đức Quảng Đức Chơn Tiên lúc sinh thời dạy “các em rán gần gủi các anh chị đạo cao đức trọng để không nhửng là học hỏi mà quan trọng là còn được tiến bộ nhanh, cũng như trà gần sen được thơm vậy”. Về mặt công phu, người mới thọ pháp ở bước đầu : dự bị, sơ thiền … khi tịnh chung với các vị cấp cao sẽ được chan hòa ân điển.

Đức Hà Tiên Cô dạy “trong 24 giờ công phu tịnh tọa vừa qua, ân điển trùng trùng, dầu tu sau, chư tịnh viên cũng hưởng nhờ trong giờ khắc ấy”.

3. Tịnh tập thể mới gia tăng cộng hưởng điển lực vô vi để giải ách nạn nhân sanh.

Chúng ta tu, tịnh, không phải cho cá nhân mỗi người, mà còn cống hiến kết quả cho nhân lọai, chúng sạnh. Mỗi khi xã thiền, chúng ta đọc kệ “Công đức tọa thiền lớn biết bao, phước lành hồi hướng đến nơi nào”. Mỗi người là một cục pin hợp nhau lại trong tịnh trường thành một trung tâm thần lực, nhiều tịnh trường tạo nên một lưới thiêng để giải ách nạn cho chúng sanh, trong đó có chúng ta.

Một míêng khi đói bằng một gói khi no, những lúc tai nạn đến với chúng sanh, việc hồi hướng đỉên lành đến các nơi ấy vừa giúp cho địa phương được thóat nạn khổ mà tập thể tịnh viên thêm tinh tiến trên đường đạo.

Đức Đông Phương Lão Tổ dạy “trong lúc tai bíên lọan động trên hòan cầu là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống, tình thương đến những nơi có tại biến. Kết quả rất lớn, mà tiến đạo rất mau. Tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không bằng tu một ngày có cơ hội.”

Chúng ta gắn bó công phu để một là Đức Tôn Sư và các Đấng Thiêng Liêng Hộ Pháp vui lòng, hai là ccượ thêm minh triết bảo thân trung thành sự đạo cho đến ngày công viên quả mãn.

*****
Huệ Ý
Share:

LÚC CỘNG NGHIỆP CHÍN MUỒI

LÚC CỘNG NGHIỆP CHÍN MUỒI
Tam Tông Miếu
Ngày 22-6 Ất Hợi (Thứ Tư, ngày 19-7-1995)

ĐÔNG chiến Tây chinh, Nam Bắc loạn ()
PHƯƠNG chi () hóa giải () họa lan truyền
LÃO lai tài tận () vô mưu kế
TỔ giáo nhứt thành chế vạn duyên.()
Ý động thì loạn sanh
Tâm bình thì cảnh tịnh
Sóng lặng thì nước trong
Thân tu thì quốc trị.()

Cộng nghiệp () của chúng sanh từ vô thỉ () đến nay, trải qua nhiều đời vô số kiếp, dồn chứa thành núi lớn Tu Di,() (…)
Đến lúc quả cộng nghiệp chín muồi,() rơi rụng thì tan tác, đổ sụp, nghiêng ngã, tàn phá tất cả. (…)

Ngày tận thế là lúc trái đất phải chịu trọng hình.() Sự phán xét toàn bộ trên hoàn cầu, sự hành phạt [để] đền tội, trả quả đã công khai. Vật hữu hình tan hoại đã đành, cho đến vật vô hình, hồn ma bóng quế cũng ùa nhau mà lùng kiếm kẻ thù, oan oan tương báo, không mảy lông nào tránh lọt.

Buổi rốt ngày cùng, ai nợ ai ơn, ai gây ai tạo, ai vay mượn, ai cướp đoạt, lường lận, đến lúc nầy cũng phải thanh toán cho xong. Luật nhơn quả, lẽ công bình, Trời Phật cũng không tư vị () cho được. Nên kỳ tận thế nầy để cho bất cứ ai trên đời còn sống, cũng như chúng sanh bên kia thế giới vô hình, được họp mặt giữa nhau để đền ơn báo oán, thanh toán xong món nợ thân thù, oan ưng đã từng gây tạo.

Kiếp nạn () diễn trình có hại có lợi, có oan có ưng để chúng sanh một lần rửa sạch nghiệp chướng. Ma quỷ muốn gì, Trời Phật cũng cho nó tự do. Thứ gì thuộc về của nó, nó có quyền lấy lại; cái gì của thiên đạo, thiện duyên, nguyên căn bản thể thì không được xâm phạm. Nó thuộc về phần âm, tà tâm, vật dục, mê vọng, bất chính, đều được quy về với âm mà nó làm chủ. Thứ gì, loại gì của chủ nào, [theo] luật công bình được trả lại cho chủ nó.

Còn một giai đoạn cuối cùng, âm tận âm tiêu, dương khí trưởng thay vào làm chủ, thì âm ác, tà dục, khí dơ, cho đến quỷ vương, binh dân của chúng không sao tồn tại. Cảnh giới u minh theo âm mà cáo chung trong kỳ tái tạo nầy.

Sau cuộc gạn lọc nầy là cảnh giới trần gian trở nên cực lạc. Quả đất mới, đời mới, người mới, trong sạch hoàn toàn, tâm linh tỉnh sáng, cuộc sống thuần là hồn nhiên, chất phác. Vạn tượng () cũng một lòng, vạn bang () như một nhà. Trái đất được quét sạch. Lòng người cũng rửa sạch. Trên trời dưới đất một khối thái hòa hít thở trong sạch. Ý niệm hoàn phục lại tiên thiên, linh linh huyền nhiệm. Tình thức cũng y nhiên,() căn cảnh () cũng như vậy, mà chúng xưa khác, nay khác, chỉ có động cơ, mà động cơ do Chí Tôn nắm giữ, không còn lo ngại.

Ngày đại kiếp hủy diệt trong kỳ tận thế tuy là tàn bạo, hung ác, quyết liệt của cơ Trời, bên trong có ẩn ý là giải thoát trọn vẹn cho chúng sanh. Một lần trả xong hết ráo tội khiên oan trái, không dây dưa lần hồi mới trả hết. Cũng như một bản án tội phạm năm, mười năm tù, khi xong được trả tự do; bằng án nặng phải bị chung thân khổ sai; nếu án tử hình thì xử tử là rồi.

Cũng ví như chúng sanh tạo gây ác báo đời nầy, đời khác, án treo quản thúc, sống hành xác, chết đi đầu thai, xuống lên vay trả cho rồi, dằng dai nhiều kiếp. Nếu đền trả mà không vay thêm, biết tu sửa lập công bồi đức thì tiến lên quả vị Tiên Thần; và ví như món nợ khá lớn, không còn cách nào trả được, thì chỉ có tịch biên gia sản ít nhiều, như thế là thanh toán xong.

Nào có khác chi nghiệp ác của chúng sanh, không còn ngày giờ qua nhiều thế kỷ nữa, lúc chung kết là ngày cùng, là nguơn mạt hậu. Thượng Đế Chí Tôn chỉ cần cứu thoát linh hồn, các cửa luân hồi đóng hết, không có đời sau. Đời sau là thượng nguơn, tất cả đều mới, cảnh giới trong sạch trọn lành, cõi Thần Tiên dành cho người chơn thuần linh căn lưu trú.

Nên sự hủy diệt hoàn toàn khắp mặt đất, dọn sạch chông gai rác bụi. Chúng sanh tạo nghiệp nào thì theo nghiệp nấy mà lãnh bản án đến pháp trường. Chết nước, chết lửa, chết vùi lấp, chết đao binh, hay chết loại hình nào tội án đã định. Sát kiếp bằng cách nào bất ngờ không thể biết, cũng gọi tử hình. Nợ nần, oan trái, nghiệp quả đều dứt sạch, như tịch biên gia sản, như tử hình, trả xong trang trải đủ, bỏ xác, hồn được siêu.

Chúng sanh nào không nợ máu, thiện nghiệp, không hại đạo, phản đồ, ý lòng thiện ác quân phân, đến ngày rốt, Thầy (Thượng Đế) trục nguyên tử chơn thần ra, hủy bỏ mạng căn, đó là phương cứu rỗi.

Nếu trong đám chúng sanh nầy thấy tai biến kiếp họa mà biết hồi đầu, quay lại đường lành, truất bỏ dục vọng, tâm tà, thì cũng được đăng siêu.

Còn những nhơn sanh sớm biết hồi đầu, đã vào cửa đạo, tên tuổi vào bộ hồng danh, chưa mấy nhiệt thành, tục tăng lỏng chỏng, gặp lúc tai biến mà phát động tâm từ, đoái hoài đồng loại, phát nguyện bố thí lập công, làm nhơn làm phước, để cầu cho nhơn dân bá tánh qua cơn hoạn nạn, thì môn sanh đạo hữu nầy ý niệm đổi hướng, thẳng đến bồ đề, đạo hạnh, công đức tức khắc giương cao, đứng trên thói tục lòng tà, ra khỏi vật dục lòng trần, tự khắc phàm phu hóa thành Thần Thánh.

Nếu lòng trắc ẩn, tâm từ bi phát nguyện đưa lưng ra hứng chịu, đón nhận khổ đau cho nhơn loại, lãnh thay chịu thế cho chúng sanh, chí khí can trường, có những tình niệm bao trùm một xứ, một cõi, một đất nước nào đương bị sát kiếp hoành hành, trải tâm gánh vác, động đến đất trời, tuy không dấn thân tại trận, cũng được Thiên Đình ghi công, đón mời và trợ giúp cho ý nguyện, chứng đến quả Phật không sai.
Muốn chống thiên tai, sát kiếp, chỉ cần phát tâm công phu thiền định, tọa công ngồi tại đạo tràng mà phóng tinh thần, gieo rải thiện duyên kết hợp với huyền linh ân điển xua đẩy sát khí, tư tưởng càng mãnh liệt, hung sát tự khắc thối lui. 


Thiền định càng thâm, càng giải phóng cứu người càng dễ.
Chư môn sanh đạo hữu khéo vận dụng tâm ý đi đúng đường, ứng dụng vào động đích () cũng kết quả. Tâm ý là cái động cơ chủ tể nơi người, tác phước tạo nghiệp do nó. Thiên đường hay địa ngục bởi tâm ý mà có ra. Người chủ trì được tâm ý, làm Tiên làm Phật rất dễ dàng; mà để tâm ý xiêu dạt, nó sẽ đưa người vào vực sâu biển khổ.

Trong lúc tai biến, động loạn xáo trộn trên hoàn cầu, là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống tình thương đến những nơi có tai biến, kết quả rất lớn mà tiến đạo rất mau. Tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không bằng tu một ngày có cơ hội.

Con người có Phật tâm, đạo đức, trông thấy cảnh lầm than liền động lòng thương xót; đâu như chai đá mà chẳng thấy khổ tâm. Đạo hữu chuyên cần công phu tu học thiền định, tạo một bầu hạo khí thái hòa chở che cho Thánh Hội, cho đạo tràng, cho thân, cho xứ sở. Đó là công đức tăng cường nghị lực, làm chủ nội ma ngoại chướng.() Khí lực được dồi dào, tinh thần minh mẫn, sức khỏe gia tăng, lập chí dẻo dai, nhiều ngày nhiều tháng lo không thành Phật được sao?
Đạo giáng hỏa trạch,() Đạo khai trong lúc kiếp nạn, tiếp độ người lành kẻ dữ; biết giác ngộ thì giải thoát mau lẹ. Thế gian mê nhiễm sâu dày, không dụng oai linh có mấy ai thức tỉnh. Đời hay cậy sức mạnh, tài trí, danh lợi; đến lúc âm dương ngũ hành hậu thiên bị thâu hồi, tất cả gì gì cũng hóa thành vô dụng, kẻ trí mới thấy được chỗ sâu kín ẩn khuất bên trong cái sở hữu của họ.

Cái thấy nghe, hay biết tầm thường, hạn hẹp của thế gian, bởi chấp cái tiểu ngã; nó làm hỏng mất cái nguyên cơ. Nó đóng khung cái tâm tánh vào trong ý niệm nhỏ bé, nên lương tâm không chỗ mở rộng. Nếu con người tu hành trừ bỏ được cái ngã thân, mới trương nở () tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả). Ngã chấp không còn, thì căn cảnh ý tình, thức tâm hoàn thiện.

Tâm tánh hoàn thiện hợp với huyền linh, tương đồng cùng trời đất, giao liên các cảnh giới thanh tịnh. Dọc theo một hệ thống siêu linh, có một lực lượng chạy dài qua thời gian, trải khắp không gian; nó quét sạch được độc khí, ác chướng ma tà. Nên khi các động cơ tâm đạo khởi tác hướng về đâu, đến cảnh giới nào, kéo luôn một đoàn linh khí theo tâm hướng, trở thành một sức mạnh đánh tan mọi chướng hóa. Mọi dị biệt tức khắc phân khai, mà cõi nước, địa giới hay cá nhân đó, trở lại bình thường thanh lặng. Nên những hành giả, giờ giấc công phu sản sanh điển huệ, luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, kết nên một tràng hạo khí lan tỏa đến đâu cũng giải tán được trọc âm chúng tụ tập để gây tai biến.

Nên công phu thiền định, tịnh tu ở chùa chiền, có một công năng rất linh diệu. Kẻ phàm phu đến đó, hấp được khí thiên đánh lui ý tà ám độn() bất an, được khỏe vui cảm khoái mà tỉnh ngộ. Ấy cho nên chư môn sanh kết hợp liên thủ() cùng nhau hành thiền nhập tịnh, bảo quản đạo tràng, thánh sở, mà sát nhập cùng Thiên lý lưu tán trong nhơn gian, tiêu trừ sát nghiệp.

Vì cớ đó mà Bác Nhã Thiền Sư trộm nghe thánh ý, trông thấy trẫm triệu() không lành, luồng ám khí lảng vảng trên nền đất nước nhà, nên Ngài lập tức nhập thần cho Huyền Như Như Tịnh báo động, để chư thiên ân và đạo hữu chia công, kết nối, xin nguyện tịnh công, hành thiền để hòa hợp điển lành cho Thiêng Liêng sử dụng. Đó là một dịp tiến đức tấn đạo, tăng trưởng đạo tâm, mà còn góp công lập nên công đức, kết duyên cùng đồng loại và các liên bang trên đại địa.
Vậy Bần Đạo lãnh Thiên mạng ban lịnh cho Minh Lý Thánh Hội và Hội Thánh Truyền Giáo y lịnh thi hành.
(…)
Bần Đạo ban ơn, chào mừng chư Thiên ân và môn sanh nam nữ.
Share:

Lịch sử đạo Cao Đài phần Vô Vi

Share:

Giáo Lý Đạo Cao Đài - Phần 1 | Cao Đài Giáo

Share:

Lược Sử & Giáo Lý Cao Đài

Share:

ĐẠO CAO ĐÀI - ĐẠI ÂN XÁ KỲ BA - TTV DIỆU NGUYÊN

Share:

google translation

Blogger Tips And Tricks|Latest Tips For BloggersFree BacklinksBlogger Tips And Tricks
English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified
Powered By google

Tìm kiếm trong Blog này

LỜI NGỎ

Kính quý Huynh Tỷ, Đây là trang cá nhân, các bài được sưu tầm trên mạng để học hỏi và chia sẽ với bạn Đạo . Kính

XEM NHIỀU NHỨT

BÀI MỚI

Bài đăng phổ biến