NHẬT KÝ MÙA TU ĐÔNG CHÍ NĂM MẬU TÝ (2008)
"Tập viết trong hàng đôi" là chủ đề tu học của tịnh viên trong mùa tu Đông Chí năm Mậu Tý (2008).
Ngày 19.12.2008 : "trì thủ sơ tâm là tập viết
trong hàng đôi".
Sơ tâm là cái tâm ban đầu của người tu, cái tâm mong cầu đạo pháp với tỉ lệ 100%, tức tòan tâm, tòan ý. Gìn sơ tâm đi suốt đời tu học, là giữ được lòng thỉ chung với chính mình để tự giác, giác tha.Trong cửa Đạo, các bậc niên trưởng luôn cảnh giác đàn em với câu thiệu:
"Nhất niên Phật hiện tiền,
Nhị niên Phật tây hiên,
Tam niên bất kíên Phật"
Nghĩa là :
Tu năm đầu tiên thì sốt sắng lắm vì như thấy
Đức Phật trước mặt.
Sang năm thứ hai thì Đức Phật ở ngòai hiên rồi. Thực sự Đức Phật vẫn trong chánhđiện, còn người tu có thể
đã chạy ra ngòai hiên để trốn cúng rồi.
Đến năm thứ ba hết thấy Phật vì người tu có thể
không còn ở chùa nữa vì chạy về nhà rồi.
Đó là hậu quả của không gìn giữ sơ tâm, bỏ việc viết hàng đôi trong khi chưa thực chứng.
Ngày 20.12.2008 : "tập viết trong hàng đôi giúp chúng ta tuân giữ qui giới trong tịnh trường".
Người không đi thẳng đến mục đích tối thượng mà quẹo qua các ngã rẻ bên đường là không giữ được nhứt tâm vì bị điên đảo. Đức Chí Tôn dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo :
“Điên đảo lòng con nổi Đạo đời,
Đời còn rộn rực luyến mê chơi;
Đạo thì cũng muốn tu thành Phật,
Theo đạo thì con lại tiếc đời.”
Cặp hàng đôi phóng lớn ra thành hàng rào. Hàng rào hay hành lang dùng để bảo vệ người tu. Giới luật có bốn công năng :
1. Tiếng còi của người hướng đạo để dẩn đường cho tín đồ bước theo.
2. Hàng rào để che chở tín đồ trước những đối tượng không tốt.
3. Cây gậy để buộc phải vào hàng, đối với quí vị muốn phá rào, tung ra ngòai.
4. Dây an tòan đối với quí vị đã tự giác, tự vệ.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy : “vào khóa tịnh phải theo kỷ luật của tịnh trường, nào là kiêng nể tịnh chủ, ngán giám thị … Nhờ sự kiêng nể, ngán sợ kỷ luật đã làm khuôn khép lần tịnh viên cho quen nếp sống”.
Chức năng thứ hai của giới luật (là hàng rào, là hành lang) trùng với lời dạy này của Đức Lão Tổ.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tiếp : “một khi đã thuần chơn rồi, đâu còn cần đến các Ban cai quản hay giám thị tịnh trường, đâu cần chi tịnh trường, đâu cần chi khóa này khóa khác.. “
Đây là chức năng thứ tư của giới luật (dây an tòan) trùng với lời dạy ứng với các tịnh viên đã thuần thành.
Ngày 21.12.2008 : "đọan đầu của hàng đôi :
ghi tên nhập tịnh, thượng sớ, sám hối”
cho đúng chuẩn mực”.
Mỗi khóa tu được mở đầu bằng thủ tục ghi danh, nghe giáo pháp, lễ nhập tịnh (sớ trình + sám hối).
Đăng ký để ghi tên vào Sớ Nhập Tịnh.
Ở cõi vô hình, mỗi tịnh viên có một học bạ ghi lại tiến trình tu học của mình cùng điểm số (tịnh thượng huyền mỗi tháng, tịnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông … ). Nơi thánh thất Tân Định đã được Ơn Trên hé lộ ở một mùa tu.
Hiền huynh tịnh viên N.V.S … sau khóa tu kể lại : Đêm nhập tịnh huynh có một giấc mơ. Huynh thấy mình đứng trước một thánh đền, có một cái bàn trên có những quyển sổ, mỗi quyển ghi tên một người. Huynh lén nhìn thì hồi hộp vì không quyển nào có tên mình. Một lát sau, từ trong một vị đại phục tòan trắng, trên khăn đóng có thêu Thiên nhãn bước ra, đứng với dáng vẻ chờ ai đến. Huynh rụt rè hỏi “Thưa Ngài, tôi có tham dự khóa tu, sao không sổ nào ghi tên?”
Vị bạch y mĩm cười đáp “hiền đệ an tâm, sổ của hiền đệ đã đem vào trong trình Tôn Sư, còn đây là sổ của chư hiền lần này không nhập tịnh đó”. Huynh giật mình tỉnh dậy thì nghe tiếng chuông báo thức.
Quí vị tịnh viên nên đến trước giờ nghe giáo pháp để đăng ký, giúp cho bộ phận nghi lễ bình tỉnh ghi tên vào sớ cho cẩn thận, nhất là tránh tình trạng xin ghi tên mà lúc đọc sớ không có mặt.
Sám hối trước giờ giao tiết.
Việc thứ hai cho đúng chủân mực là hiện diện trong lễ nhập tịnh để hành sám hối. Sám hối là “nguyện lỗi cũ không tái phạm, và tội mới không gây thêm”
“Ai không lầm lạc, nhìn lỗi tội tiêu” (Sám hối văn).
Hãy hứơng về Đức Tôn Sư, Ngài trông chờ chúng ta bước từng bước một cho chắc, cho vững, cho thẳng.
Ngày 22.12.2008 : "tập hàng đôi không kỷ
nên bị hôn trầm”.
Không biết chư huynh đệ có lưu tâm điều gì xảy ra trong khóa tịnh chăng? Hồi mới thọ pháp, đạo đệ thấy sức khỏe mình đâu đến nổi nào mà thường vào bửu điện tịnh là ngũ gục (hôn trầm); tức là ngũ nhiều. Cộng thêm trong khóa tu lại ăn nhiều (không lao động chân tay mà lại ăn nhiều). Ăn nhiều là một trong những nguyên nhân ngũ nhiều.
Vào những năm 197.. của thế kỷ trước, thường sau 3 ngày của đợt tịnh, đêm cuối cùng các Đấng đến kiểm điểm và ban ân.
Đến chiều ngày thứ hai, đạo đệ lo quá vì 2 ngày rồi ngũ nhiều, nếu ngày thứ ba tiếp tụ ngũ thì cả khóa chỉ đi ngũ chớ không đi tịnh. Rồi biết bạch thế nào khi Ơn Trên kiểm tu đúng mình.
Đạo đệ đến trình với Đạo Trưởng tịnh chủ Bạch Lương Ngọc. Sau khi nghe thú tội ngũ gục, Đạo trưởng từ tốn dạy “vậy là hồi sơ thiền cửu cửu, cửu 3-4, đạo đệ nhìn Thiên Nhãn không đủ thời, không đủ giờ nên chưa điều thân, điều tâm được. Khi sang điều tức, thần không dẩn khí được nên hôn trầm. Vậy khi hôn trầm, hiền đệ phải mở mắt to nhìn Thiên Nhãn, ôn lại cửu 3-4 cho nhuần thì hôn trầm sẽ giảm, rồi hết.
Nay Đạo trưởng Bạch Lương Ngọc đã chứng đắc “ĐỨC VĨNH LẠC CHƠN TIÊN” nơi cõi thiêng liêng hằng sống, lời dạy này vẫn mới mẻ, hữu ích cho chính đạo đệ và chư hụynh đệ còn hôn trầm.
Ngày 23.12.2008 : "tịnh tại gia tức bỏ hàng đôi,
không hòa nhập với tập thể”.
Có huynh đệ nào đó nói “nhứt tu thị, nhị tu gia, ba tu chùa”. Đạo đệ xin Ơn Trên cho tu hạng thứ ba cho dễ vì nhờ môi trường, nhờ cộng đòan mà tương trợ tích cực lẩn nhau. Chúng ta không những ở bước đầu tiên mà luôn luôn phải tuân thủ giới qui như lời Đức Mẹ dạy thì mới mong đi tới nơi về tới chốn :
“Thân tâm phủ muôn trùng cát bụi,
Tham sân si dường núi Tu Di;
Trau thân cậy có giới qui,
Luyện tâm suất tánh nhờ y pháp quyền.”
Vào tịnh đường, tịnh tập thể, chúng ta được nhiều điều tốt đẹp :
1. Địa linh, tu tiến (đất lành, người tu mau tiến bộ)
Mỗi thánh sở, tịnh đường là một trung tâm thần lực đã được Ơn Trên chấp thuận khi cho phép thành lập; cộng thêm vào các bí pháp khi trấn thần, an vị; rồi bao nhiêu lần được Ơn Trên lâm đàn ban ân giáo đạo; nơi đó nhiều Đấng Tiền Bối, Tiền Nhiệm đã chứng đạo, thành đạo, hiếm có nếu không nói là không có tư gia nào hội đủ phước báu như thế.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy “Công phu thiền định, tịnh tu ở chùa chiền, tịnh thất, đạo tràng … có một công năng rất linh diệu. Kẻ phàm phu đến đó hấp khí thiên, đánh hư ý tà, được khỏe, vui vẻ, cảm khái mà giác ngộ”.
Ngày thứ ba, năm, bảy trước giờ xem mạch của Phòng Khám Bệnh Phước Thiện Cơ Quan, nhiều bệnh nhân đến trước mấy tiếng đồng hồ, ngồi tựa vách và ngủ thật bình an. Các người anh em chúng ta đã về đến nhà Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu rồi, anh em đã bỏ muộn phiền, truân chuyên ngồi cửa và vô tư ngũ trong vòng tay êm ấm của Thầy, Mẹ. Chúng ta trân trọng giấc ngủ an lành ấy.
2. Ảnh hưởng của sự gần gủi.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, gần sen thì thơm. Đức Quảng Đức Chơn Tiên lúc sinh thời dạy “các em rán gần gủi các anh chị đạo cao đức trọng để không nhửng là học hỏi mà quan trọng là còn được tiến bộ nhanh, cũng như trà gần sen được thơm vậy”. Về mặt công phu, người mới thọ pháp ở bước đầu : dự bị, sơ thiền … khi tịnh chung với các vị cấp cao sẽ được chan hòa ân điển.
Đức Hà Tiên Cô dạy “trong 24 giờ công phu tịnh tọa vừa qua, ân điển trùng trùng, dầu tu sau, chư tịnh viên cũng hưởng nhờ trong giờ khắc ấy”.
3. Tịnh tập thể mới gia tăng cộng hưởng điển lực vô vi để giải ách nạn nhân sanh.
Chúng ta tu, tịnh, không phải cho cá nhân mỗi người, mà còn cống hiến kết quả cho nhân lọai, chúng sạnh. Mỗi khi xã thiền, chúng ta đọc kệ “Công đức tọa thiền lớn biết bao, phước lành hồi hướng đến nơi nào”. Mỗi người là một cục pin hợp nhau lại trong tịnh trường thành một trung tâm thần lực, nhiều tịnh trường tạo nên một lưới thiêng để giải ách nạn cho chúng sanh, trong đó có chúng ta.
Một míêng khi đói bằng một gói khi no, những lúc tai nạn đến với chúng sanh, việc hồi hướng đỉên lành đến các nơi ấy vừa giúp cho địa phương được thóat nạn khổ mà tập thể tịnh viên thêm tinh tiến trên đường đạo.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy “trong lúc tai bíên lọan động trên hòan cầu là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống, tình thương đến những nơi có tại biến. Kết quả rất lớn, mà tiến đạo rất mau. Tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không bằng tu một ngày có cơ hội.”
Chúng ta gắn bó công phu để một là Đức Tôn Sư và các Đấng Thiêng Liêng Hộ Pháp vui lòng, hai là ccượ thêm minh triết bảo thân trung thành sự đạo cho đến ngày công viên quả mãn.
*****
Ngày 19.12.2008 : "trì thủ sơ tâm là tập viết
trong hàng đôi".
Sơ tâm là cái tâm ban đầu của người tu, cái tâm mong cầu đạo pháp với tỉ lệ 100%, tức tòan tâm, tòan ý. Gìn sơ tâm đi suốt đời tu học, là giữ được lòng thỉ chung với chính mình để tự giác, giác tha.Trong cửa Đạo, các bậc niên trưởng luôn cảnh giác đàn em với câu thiệu:
"Nhất niên Phật hiện tiền,
Nhị niên Phật tây hiên,
Tam niên bất kíên Phật"
Nghĩa là :
Tu năm đầu tiên thì sốt sắng lắm vì như thấy
Đức Phật trước mặt.
Sang năm thứ hai thì Đức Phật ở ngòai hiên rồi. Thực sự Đức Phật vẫn trong chánhđiện, còn người tu có thể
đã chạy ra ngòai hiên để trốn cúng rồi.
Đến năm thứ ba hết thấy Phật vì người tu có thể
không còn ở chùa nữa vì chạy về nhà rồi.
Đó là hậu quả của không gìn giữ sơ tâm, bỏ việc viết hàng đôi trong khi chưa thực chứng.
Ngày 20.12.2008 : "tập viết trong hàng đôi giúp chúng ta tuân giữ qui giới trong tịnh trường".
Người không đi thẳng đến mục đích tối thượng mà quẹo qua các ngã rẻ bên đường là không giữ được nhứt tâm vì bị điên đảo. Đức Chí Tôn dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo :
“Điên đảo lòng con nổi Đạo đời,
Đời còn rộn rực luyến mê chơi;
Đạo thì cũng muốn tu thành Phật,
Theo đạo thì con lại tiếc đời.”
Cặp hàng đôi phóng lớn ra thành hàng rào. Hàng rào hay hành lang dùng để bảo vệ người tu. Giới luật có bốn công năng :
1. Tiếng còi của người hướng đạo để dẩn đường cho tín đồ bước theo.
2. Hàng rào để che chở tín đồ trước những đối tượng không tốt.
3. Cây gậy để buộc phải vào hàng, đối với quí vị muốn phá rào, tung ra ngòai.
4. Dây an tòan đối với quí vị đã tự giác, tự vệ.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy : “vào khóa tịnh phải theo kỷ luật của tịnh trường, nào là kiêng nể tịnh chủ, ngán giám thị … Nhờ sự kiêng nể, ngán sợ kỷ luật đã làm khuôn khép lần tịnh viên cho quen nếp sống”.
Chức năng thứ hai của giới luật (là hàng rào, là hành lang) trùng với lời dạy này của Đức Lão Tổ.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tiếp : “một khi đã thuần chơn rồi, đâu còn cần đến các Ban cai quản hay giám thị tịnh trường, đâu cần chi tịnh trường, đâu cần chi khóa này khóa khác.. “
Đây là chức năng thứ tư của giới luật (dây an tòan) trùng với lời dạy ứng với các tịnh viên đã thuần thành.
Ngày 21.12.2008 : "đọan đầu của hàng đôi :
ghi tên nhập tịnh, thượng sớ, sám hối”
cho đúng chuẩn mực”.
Mỗi khóa tu được mở đầu bằng thủ tục ghi danh, nghe giáo pháp, lễ nhập tịnh (sớ trình + sám hối).
Đăng ký để ghi tên vào Sớ Nhập Tịnh.
Ở cõi vô hình, mỗi tịnh viên có một học bạ ghi lại tiến trình tu học của mình cùng điểm số (tịnh thượng huyền mỗi tháng, tịnh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông … ). Nơi thánh thất Tân Định đã được Ơn Trên hé lộ ở một mùa tu.
Hiền huynh tịnh viên N.V.S … sau khóa tu kể lại : Đêm nhập tịnh huynh có một giấc mơ. Huynh thấy mình đứng trước một thánh đền, có một cái bàn trên có những quyển sổ, mỗi quyển ghi tên một người. Huynh lén nhìn thì hồi hộp vì không quyển nào có tên mình. Một lát sau, từ trong một vị đại phục tòan trắng, trên khăn đóng có thêu Thiên nhãn bước ra, đứng với dáng vẻ chờ ai đến. Huynh rụt rè hỏi “Thưa Ngài, tôi có tham dự khóa tu, sao không sổ nào ghi tên?”
Vị bạch y mĩm cười đáp “hiền đệ an tâm, sổ của hiền đệ đã đem vào trong trình Tôn Sư, còn đây là sổ của chư hiền lần này không nhập tịnh đó”. Huynh giật mình tỉnh dậy thì nghe tiếng chuông báo thức.
Quí vị tịnh viên nên đến trước giờ nghe giáo pháp để đăng ký, giúp cho bộ phận nghi lễ bình tỉnh ghi tên vào sớ cho cẩn thận, nhất là tránh tình trạng xin ghi tên mà lúc đọc sớ không có mặt.
Sám hối trước giờ giao tiết.
Việc thứ hai cho đúng chủân mực là hiện diện trong lễ nhập tịnh để hành sám hối. Sám hối là “nguyện lỗi cũ không tái phạm, và tội mới không gây thêm”
“Ai không lầm lạc, nhìn lỗi tội tiêu” (Sám hối văn).
Hãy hứơng về Đức Tôn Sư, Ngài trông chờ chúng ta bước từng bước một cho chắc, cho vững, cho thẳng.
Ngày 22.12.2008 : "tập hàng đôi không kỷ
nên bị hôn trầm”.
Không biết chư huynh đệ có lưu tâm điều gì xảy ra trong khóa tịnh chăng? Hồi mới thọ pháp, đạo đệ thấy sức khỏe mình đâu đến nổi nào mà thường vào bửu điện tịnh là ngũ gục (hôn trầm); tức là ngũ nhiều. Cộng thêm trong khóa tu lại ăn nhiều (không lao động chân tay mà lại ăn nhiều). Ăn nhiều là một trong những nguyên nhân ngũ nhiều.
Vào những năm 197.. của thế kỷ trước, thường sau 3 ngày của đợt tịnh, đêm cuối cùng các Đấng đến kiểm điểm và ban ân.
Đến chiều ngày thứ hai, đạo đệ lo quá vì 2 ngày rồi ngũ nhiều, nếu ngày thứ ba tiếp tụ ngũ thì cả khóa chỉ đi ngũ chớ không đi tịnh. Rồi biết bạch thế nào khi Ơn Trên kiểm tu đúng mình.
Đạo đệ đến trình với Đạo Trưởng tịnh chủ Bạch Lương Ngọc. Sau khi nghe thú tội ngũ gục, Đạo trưởng từ tốn dạy “vậy là hồi sơ thiền cửu cửu, cửu 3-4, đạo đệ nhìn Thiên Nhãn không đủ thời, không đủ giờ nên chưa điều thân, điều tâm được. Khi sang điều tức, thần không dẩn khí được nên hôn trầm. Vậy khi hôn trầm, hiền đệ phải mở mắt to nhìn Thiên Nhãn, ôn lại cửu 3-4 cho nhuần thì hôn trầm sẽ giảm, rồi hết.
Nay Đạo trưởng Bạch Lương Ngọc đã chứng đắc “ĐỨC VĨNH LẠC CHƠN TIÊN” nơi cõi thiêng liêng hằng sống, lời dạy này vẫn mới mẻ, hữu ích cho chính đạo đệ và chư hụynh đệ còn hôn trầm.
Ngày 23.12.2008 : "tịnh tại gia tức bỏ hàng đôi,
không hòa nhập với tập thể”.
Có huynh đệ nào đó nói “nhứt tu thị, nhị tu gia, ba tu chùa”. Đạo đệ xin Ơn Trên cho tu hạng thứ ba cho dễ vì nhờ môi trường, nhờ cộng đòan mà tương trợ tích cực lẩn nhau. Chúng ta không những ở bước đầu tiên mà luôn luôn phải tuân thủ giới qui như lời Đức Mẹ dạy thì mới mong đi tới nơi về tới chốn :
“Thân tâm phủ muôn trùng cát bụi,
Tham sân si dường núi Tu Di;
Trau thân cậy có giới qui,
Luyện tâm suất tánh nhờ y pháp quyền.”
Vào tịnh đường, tịnh tập thể, chúng ta được nhiều điều tốt đẹp :
1. Địa linh, tu tiến (đất lành, người tu mau tiến bộ)
Mỗi thánh sở, tịnh đường là một trung tâm thần lực đã được Ơn Trên chấp thuận khi cho phép thành lập; cộng thêm vào các bí pháp khi trấn thần, an vị; rồi bao nhiêu lần được Ơn Trên lâm đàn ban ân giáo đạo; nơi đó nhiều Đấng Tiền Bối, Tiền Nhiệm đã chứng đạo, thành đạo, hiếm có nếu không nói là không có tư gia nào hội đủ phước báu như thế.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy “Công phu thiền định, tịnh tu ở chùa chiền, tịnh thất, đạo tràng … có một công năng rất linh diệu. Kẻ phàm phu đến đó hấp khí thiên, đánh hư ý tà, được khỏe, vui vẻ, cảm khái mà giác ngộ”.
Ngày thứ ba, năm, bảy trước giờ xem mạch của Phòng Khám Bệnh Phước Thiện Cơ Quan, nhiều bệnh nhân đến trước mấy tiếng đồng hồ, ngồi tựa vách và ngủ thật bình an. Các người anh em chúng ta đã về đến nhà Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu rồi, anh em đã bỏ muộn phiền, truân chuyên ngồi cửa và vô tư ngũ trong vòng tay êm ấm của Thầy, Mẹ. Chúng ta trân trọng giấc ngủ an lành ấy.
2. Ảnh hưởng của sự gần gủi.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, gần sen thì thơm. Đức Quảng Đức Chơn Tiên lúc sinh thời dạy “các em rán gần gủi các anh chị đạo cao đức trọng để không nhửng là học hỏi mà quan trọng là còn được tiến bộ nhanh, cũng như trà gần sen được thơm vậy”. Về mặt công phu, người mới thọ pháp ở bước đầu : dự bị, sơ thiền … khi tịnh chung với các vị cấp cao sẽ được chan hòa ân điển.
Đức Hà Tiên Cô dạy “trong 24 giờ công phu tịnh tọa vừa qua, ân điển trùng trùng, dầu tu sau, chư tịnh viên cũng hưởng nhờ trong giờ khắc ấy”.
3. Tịnh tập thể mới gia tăng cộng hưởng điển lực vô vi để giải ách nạn nhân sanh.
Chúng ta tu, tịnh, không phải cho cá nhân mỗi người, mà còn cống hiến kết quả cho nhân lọai, chúng sạnh. Mỗi khi xã thiền, chúng ta đọc kệ “Công đức tọa thiền lớn biết bao, phước lành hồi hướng đến nơi nào”. Mỗi người là một cục pin hợp nhau lại trong tịnh trường thành một trung tâm thần lực, nhiều tịnh trường tạo nên một lưới thiêng để giải ách nạn cho chúng sanh, trong đó có chúng ta.
Một míêng khi đói bằng một gói khi no, những lúc tai nạn đến với chúng sanh, việc hồi hướng đỉên lành đến các nơi ấy vừa giúp cho địa phương được thóat nạn khổ mà tập thể tịnh viên thêm tinh tiến trên đường đạo.
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy “trong lúc tai bíên lọan động trên hòan cầu là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống, tình thương đến những nơi có tại biến. Kết quả rất lớn, mà tiến đạo rất mau. Tu một lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không bằng tu một ngày có cơ hội.”
Chúng ta gắn bó công phu để một là Đức Tôn Sư và các Đấng Thiêng Liêng Hộ Pháp vui lòng, hai là ccượ thêm minh triết bảo thân trung thành sự đạo cho đến ngày công viên quả mãn.
*****
Huệ Ý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét